Rubik 3x3x4 Stickerless – Trò chơi trí tuệ | https://vietsofa.vn

Estimated read time 10 min read

Giới thiệu Rubik 3x3x4 Stickerless

THÔNG TIN CƠ BẢN

CHI TIẾT SẢN PHẨM

Rubik Hà Nội chuyên cung cấp các sản phẩm Rubik chất lượng cao, giá cả phù hợp, đầy đủ các sản phẩm từ dòng giá rẻ đến cao cấp

Cam kết

– Các Rubik đều đã được kiểm tra về chất lượng, không có hàng lỗi bán ra thị trường- Mỗi đơn hàng đều được khuyến mãi ngay đế kế giá 10 k và silicon Zlube giá 15 k

Chú ý

– Các bạn khi mua hàng nhớ kiểm tra kĩ thông tin đúng mực về địa chỉ và số điện thoại thông minh. Shop sẽ liên hệ để xác nhận đơn hàng trước khi gửi qua nhà luân chuyển

            – Mọi vấn đề về giao hàng các bạn đợi Shiper gọi thì nhắn lại Shiper, nếu cần giao lại thời gian khác. Shop luôn gửi đơn hàng sớm nhất trong khả năng, Shop không đến tận nơi để giao hàng.

Một số thuật ngữ về Rubik
Rubik
 : là tên của giáo sư Erno Rubik, người Hungary, phát minh ra khối lập phương 3x3x3 có thể xoay quanh 6 trục, mỗi mặt được xác định một màu riêng, món đồ chơi này trở nên rất phổ biến trên thế giới sau khi ra đời, đến nay đã có hơn 400 triệu khối Rubik đủ các hãng trên TG đã được bán ra. Vì không thể tìm ra tên riêng cho món đồ chơi này nên mọi người lấy tên ông để gọi nó, là Rubik’s cube, (khối lập phương rubik), mà người VN quen gọi là “khối rubik” hay “cục rubik

Cube : nghĩa đen theo tiếng anh là “khối lập phương”, nhưng từ này được dùng để gọi tắt các loại Twisty Puzzle (những món đồ chơi có dạng trục để xoay các mặt giống như khối Rubik). Vì thế mọi người chơi lâu thường dùng từ “cube” trong trao đổi thông tin với nhau, ám chỉ khói Rubik. Và từ đó có thêm từ Big cube để ám chỉ các khối lớn hơn 3×3 như 4×4 5×5 6×6 7×7… và hiện nay bán trên thị trường lên đến 11×11 và trên thế giới đã có tới 17×17

Cuber : người chơi môn “cubing”, mang tính chuyên nghiệp cao, không phải ai cứ cầm cube lên xoay thì được gọi là cuber

Solve : nghĩa đen tiếng anh là “giải”, là đưa cube ở trạng thái scramble trở về trạng thái “ban đầu”, trạng thái “đã được giải”

Ký hiệu xoay : cube được chi làm 6 mặt U D (up – down) L R (left – right) và F B (front – back), dịch ra : U-trên, D-dưới, R-phải, L-trái, F-trước, B-sau. Ký hiệu này phải ghi chữ in hoa..
+ khi muốn xoay 1 mặt cùng chiều kim đồng hồ 1 góc 90 độ thì ghi 1 chữ cái tương ứng với ký hiệu của mặt đó. Vd : U
+ khi muốn xoay 1 mặt ngược chiều kim đồng hồ 1 góc 90 độ thì ghi 1 chữ cái tương ứng với ký hiệu của mặt đó và thêm dấu phẩy Vd : U’
+ Khi muốn xoay 1 mặt 1 góc 180 độ thì ghi 1 chữ cái tương ứng với ký hiệu của mặt đó và thêm số 2 Vd : U2 (và trường hợp này thì xoay cùng hay ngược chiều kim đồng hồ đều như nhau)

Ký hiệu đổi mặt cube : cũng được xem là ký hiệu xoay mà thôi, nhưng tách ra riêng để trình bày vì nó đặc biệt hơn, ký hiệu là : x x’ y y’ z z’. Vậy x y z là gì
x y z = R U F (đọc là “rúp” cho dễ nhớ)
lần lượt : x = R ; y = U ; z = F (x’ y’ z’, x2 y2 z2 cũng tương tự)
nếu R U F là ký hiệu để xoay 1 mặt (tức là 1 tầng) của cube
thì x y z là ký hiệu để XOAY CẢ CUBE (CẢ KHỐI RUBIK)

Blindfold (BLD) : là 1 thể loại chơi khác của môn cubing, người chơi sẽ nhớ hết 1 lần khi cube được scramble và sau đó bịt mắt lại solve, thời gian tính thành tích cho thể loại này là cả thời gian nhớ (memorize) và solve chứ không phải chỉ tính riêng thời gian solve. Rất nhiều người cho rằng BLD phải là 1 thứ gì rất ghê gớm, thật ra nó có phương pháp và cách giải riêng, không phải là gì quá đặc biệt cả.

One-handed (OH) : là thể loại tương tự speed solving (giải tốc độ) nhưng thay vì dùng 2 tay thì bây giờ chỉ dùng 1 tay, kỹ thuật FT sẽ phức tạp hơn 1 tí.

Breaking-in (break-in) : đây là 1 khái niệm khá chuyên sâu trong lý thuyết về rubik, nó ám chỉ việc chơi cube trong thời gian đầu khi mới mua cube mới, giai đoạn này nhằm làm tạo ra sự mài mòn bớt phần nhựa thừa của cube, tạo ra các rảnh trên bề mặt cube, làm cho cube mềm dẻo, trơn tru hơn, sau giải đoạn break-in thì cube sẽ bước vào giai đoạn đỉnh cao của mình

Lube : là động từ, chỉ việc bôi trơn cube bằng silicone (cách tốt nhất và an toàn nhất),– Single : nghĩa là thành tích đơn, thành tích 1 lần solve
Average (avg) : thành tích được chia trung bình sau 5 lần solve (avg of 5) hoặc 12 lần solve (avg of 12), không chỉ đơn giản là chi trung bình cộng, WCA (tổ chức rubik thế giới) có đưa ra cách tính riêng (ko phức tạp lắm).
Best single : là lần solve tốt nhất trong số các lần solve của 1 đợt average
Did not finish (DNF) : là lần solve không hoàn thành, chưa solve xong cube mà đã ngừng đồng hồ tính giờ thì sẽ bị xem là DNF
DNS : có thể hiểu theo 2 trường hợp
1. Did not solve : là không thực hiện lần solve đó (trong cuộc thi) vì 1 lý do nào đó như : vắng mặt, bận đột xuất trong cuộc thi (đi toilet, nghe điện thoại…)
2. Did not start : là bấm đồng hồ nhưng rời tay quá sớm khỏi stackmat timer (dụng cụ bấm giờ khi thi đấu) khiến cho đồng hồ chưa chạy, và thế là lần solve đó không được tính “ngay từ đầu”, kết quả là vẫn xem như không thực hiện lần solve đó.
Plus 2 (+2) : khi solve chưa xong, chỉ còn thiếu duy nhất 1 move mới xong, mà đã dừng đồng hồ, thì thành tích sẽ bị cộng thêm 2 giây.
Penalty : xãy ra trường hợp “bất thường”, phải xử lý khác các cú solve hoàn thành hợp lệ bình thường, DNF và +2 là ví dụ

Parity error (Parity) : là trường hợp xãy ra trường hợp đặc biệt khi solve cube, và cần 1 công thức đặc biệt để giải, trong nhiều lần solve khác nhau có thể xãy ra parity, hoặc có thể không, không phải lúc nào cũng gặp parity.

Timer : là 1 dụng cụ hay thiết bị dùng để tính thời gian giải (bấm giờ; tính thành tích), có thể là đồng hồ, có thể là chương trình hoặc phần mềm trên máy tính, điện thoại. Khi thi đấu WCA dùng 1 thiết bị đặc biệt “dành riêng cho các môn thi đấu tốc độ bằng tay”, gọi là Stackmat Timer, gọi là thế vì thiết bị này đầu tiên được sử dụng trong thi đấu môn chơi “speed stacking” (xếp ly nhựa tốc độ), sau đó vì tính chính xác, khách quan, tiện lợi nên đã được WCA chính thức sử dụng trong thi đấu Cubing.

Rubik 3x3x4 Stickerless

Rubik 3x3x4 Stickerless

Rubik 3x3x4 Stickerless

You May Also Like

More From Author

+ There are no comments

Add yours