Dạng toán 1: Một số bài tập đơn giản vận dụng công thức tính nhiệt lượng và phươn trình cân bằng nhiệt ( đề số 1)

Estimated read time 9 min read
CHUYÊN ĐỀ III: NHIỆT HỌC
DẠNG TOÁN 1: MỘT SỐ BT ĐƠN GIẢN VẬN DỤNG CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG VÀ PT CÂN BẰNG NHIỆT ( ĐỀ SỐ 1)
BT1 ( Câu C10/ SGK VL8/ tr.86)
Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2 lít nước ở 250C. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu. 
Cho nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.độ và của nước là 4200J/kg.độ   ( Đs: 663 kJ)
BT2 ( Bài 24.5/ Sách BTVL8/ tr.31)
Tính nhiệt dung riêng của một kim loại, biết rằng phải cung cấp cho 5 kg kim loại này ở 200C một nhiệt lượng khoảng 59kJ để nó nóng lên đến 500C.    ( Đs: ≈393,3 J/kg.độ)
BT3 ( Bài 24.7/ Sách BTVL8/ tr.32)
Đầu thép của 1 búa máy có khối lượng 12kg nóng lên thêm 200C sau 1,5 phút hoạt động. Biết rằng chỉ có 40% cơ năng của búa máy chuyển thành nhiệt năng của đầu búa.
Tính công và công suất của búa. Cho nhiệt dung riêng của thép là 460J/kg.độ  ( Đs: 276kJ; ≈ 3066,7W)
BT4 ( Bài 2.2.2/ Sách Giải BTVL THCS/ tr.62)
Một miếng chì nặng 50g và một miếng đồng nặng 100g cùng được đun nóng tới 1000C rồi được thả vào một bình nước. Nhiệt độ cuối cùng của nước là 600C. Hỏi nhiệt lượng nước đã thu vào là bao nhiêu. Biết nhiệt dung riêng của chì là 130J/kg.độ; của đồng là 380J/kg.độ   ( Đs: 1780 J)
BT5 ( B. 51/ Sách Giải BTVL THCS/tr.63)
Người ta thả 1 miếng đồng có khối lượng 0,3 kg ở nhiệt độ 800C vào 500g nước trong bình cách nhiệt, nhiệt độ cuối cùng khi có cân bằng nhiệt là 200C. Hỏi nước nhận được nhiệt lượng là bao nhiêu và tính nhiệt độ ban đầu của nước. Cho biết cđồng= 380J/kg.độ; cnước = 4200 J/kg.độ    ( Đs: 6840J; ≈ 16,70C)
BT6 ( B.54/ Sách Giải BTVL THCS/tr.64)
Phải pha bao nhiêu nước ở 800C vào 10kg nước ở 120C để được nước pha có nhiệt độ 370C. Cho nhiệt dung riêng của nước c= 4200 J/kg.độ     ( Đs: ≈ 5,8 kg)
BT7 ( B.4/ Sách BTNC VL8/ tr.121)
Người ta cung cấp cho 5 lít nước một nhiệt lượng 600kJ. Hỏi nước sẽ nóng thêm bao nhiêu độ? Cho nhiệt dung riêng của nước c= 4190 J/kg.độ    ( Đs: ≈ 28,60C)
BT8 ( B.2/ Sách BTNC VL8/ tr.124)
Thả 1 quả cầu nhôm có khối lượng 0,2kg đã được nung nóng tới 1000C vào 1 cốc nước ở 200C. Sau một thời gian thì nhiệt độ của quả cầu và nước đều bằng 270C.
Tính nhiệt lượng do quả cầu toả ra.
Tìm khối lượng nước có trong cốc. Coi như chỉ có quả cầu và nước trao đổi nhiệt với nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt c1= 880 J/kg.độ; c2= 4200 J/kg.độ  ( Đs: 12848 J; ≈ 0,44 kg)
BT9 ( B.3/ Sách BTNC VL8/ tr.125)
Hãy dùng phương trình cân bằng nhiệt để tính nhiệt độ của hỗn hợp gồm 250g nước đang sôi đổ vào 400g nước ở 200C.    ( Đs: ≈ 50,8 0C)
BT10 ( B.3/ Sách BTNC VL8/ tr.127)
Hai bình nước giống nhau chứa hai lượng nước như nhau. Bình thứ nhất có nhiệt độ t1; bình thứ hai có nhiệt độ t2= 2t1. Sau khi trộn lẫn vào nhau thì nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 240C. Tìm nhiệt độ ban đầu của mỗi bình   ( Đs: 16 0C; 320C)
BT11 ( B.4/ Sách BTNC VL8/ tr.127)
Trộn lẫn rượu vào nước người ta thu được một hỗn hợp nặng 120,8g ở nhiệt độ t= 300C. Tính khối lượng nước và rượu đã pha biết rằng ban đầu rượu có nhiệt độ t1= 100C và nước có nhiệt độ t2= 900C. Cho nhiệt dung riêng của rượu và nước là c1= 2500 J/kg.độ; c2= 4200 J/kg.độ   ( Đs: 100,8g; 20g)
BT12 ( B.5/ Sách BTNC VL8/ tr.127)
Thả đồng thời 150g sắt ở 200C và 500g đồng ở nhiệt độ 250C vào 250g nước ở 950C. Tính nhiệt độ khi xảy ra cân bằng nhiệt. Cho nhiệt dung riêng của sắt, đồng và nước lần lượt là c1= 460 J/kg.độ; c2= 380 J/kg.độ; c3= 4200 J/kg.độ.     ( Đs: ≈ 80,89 0C)
BT13 ( B.8/ Sách BTNC VL8/ tr.128)
Một nhiệt lượng kế khối lượng m1= 120g chứa một lượng nước có khối lượng m2= 600g ở cùng nhiệt độ t1= 200C. Người ta thả vào đó hỗn hợp bột nhôm và thiếc có khối lượng tổng cộng m= 180g đã được nung nóng tới 1000C. Khi có sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ là t= 240C.
Hãy tính khối lượng m3 của nhôm và m4 của thiếc có trong hỗn hợp. Cho biết nhiệt dung riêng của chất làm nhiệt lượng kế, của nước, của nhôm và của thiếc lần lượt là c1= 460 J/kg.độ; c2= 4200 J/kg.độ; c3= 900 J/kg.độ và c4= 230 J/kg.độ   ( Đs: ≈ 140g; 40g)
BT14 ( B. 424/ Sách 500 BTVL8/ tr.152)
Thả một thỏi sắt có khối lượng m1= 1kg ở nhiệt độ t1= 1400C vào 1 xô nước chứa m2= 4,5kg nước ở t2= 240C. Tính nhiệt độ trong xô nước khi đã có sự cân bằng nhiệt. Cho biết nhiệt dung riêng của sắt c1= 460 J/kg.độ và của nước c2= 4200 J/kg.độ    ( Đs: 26,760C)
BT15 ( Bài 25.7/ Sách BT Chọn lọc VL8/ tr.55)
Người ta đổ 1 kg nước sôi vào 2 kg nước ở nhiệt độ 250C. Sau khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước là 450C. Tính nhiệt lượng mà nước đã toả ra môi trường. Cho cnước= 4200 J/kg.độ    ( Đs: 63 kJ)
BT16 ( Bài 25.10*/ Sách BT Chọn lọc VL8/ tr.56)
Có hai bình cách nhiệt, bình thứ nhất chứa 4 lít nứơc ở 800C; bình thứ hai chứa 2 lít nước ở 200C. Người ta rót một ca nước từ bình 1 sang bình 2. Khi bình 2 đã cân bằng nhiệt thì lại rót 1 ca nước từ bình 2 sang bình 1 để lượng nước hai bình như lúc đầu. Nhiệt độ nước ở bình 1 sau khi cân bằng nhiệt là 740C. 
    Xác định lượng nước đã rót trong mỗi lần.    ( Đs: 0,5 kg)
BT17 ( Bài 25.12/ Sách BT Chọn lọc VL8/ tr.55)
Có 3 bình cùng dung tích 5lít đều chứa đầy nước ở nhiệt độ lần lượt 200C, 800C, 1000C và 1 bình không chưa gì có dung tích 10 lít. Với các dụng cụ trên làm thế nào để tạo ra 1 lượng nước 10 lít có nhiệt độ 550C?
    Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.  
BT18 ( B.108/ Sách 121 BTVL Nâng cao 8/tr.87)
Có hai bình cách nhiệt. Bình 1 chứa m1= 4kg nước ở nhiệt độ t1= 200C; bình 2 chứa m2= 8kg nước ở t2= 400C. Người ta trút một lượng nứơc m từ bình 2 sang bình 1. Sau khi nhiệt độ ở bình 1 đã ổn định người ta lại trút lượng nước m từ bình 1 sang bình 2. Nhiệt độ ở bình 2 sau khi có sự cân bằng nhiệt là 380C. 
Hãy tính lượng nước m và nhiệt độ cân bằng ở bình 1.     ( Đs: 1kg; 240C)

You May Also Like

More From Author

+ There are no comments

Add yours