Mình thấy 4rum mình có nhiều bạn hỏi về cách chơi con Fisher này nhưng hình như chưa có ai post bài hướng dẫn hoàn thiện cả. Vì vậy hôm nay mình xin giới thiệu cách chơi của mình. Có lẽ nó không thể đạt FewMove nhưng nó sẽ giúp bạn hiểu hơn về cấu trúc của Fisher(mình cũng mới ník chơi thuj ;))
1.Quy ước kí hiệu: Giống như Cube 3×3 thông thường, tuy nhiên hãy nhớ viên chéo của fisher mới là viên góc.
2.Lắp tầng 1: Hầu như những ai đã biết chơi 3×3 không gặp khó khăn ở mặt này. Tuy nhiên hãy quan sát một chút, bạn sẽ nhận thấy chỉ có mặt vàng và trắng là lắp đc Cross dễ dàng thuj. Vì vậy hãy bắt đầu từ một trong 2 mặt này nha. Sau khi Cross xong, bạn có thể tự mình hoàn thành tầng 1.
(Trong hướng dẫn này mình sẽ bắt đầu từ mặt trắng)
3.Lắp tầng 2: Tầng này thường là tầng dễ nhầm nhất nên mình nhắc nhỏ bạn rằng viên chéo mới là viên góc nha.
-Nếu viên góc tầng 2 nằm ngang so với viên góc tầng 1:
Công thức:RL’F’R’LD’RL’FR’L
sau khi dùng công thức này hãy quan sát:
+Màu ở trên đưa sang phải màu ở dưới đưa sang trái bạn xoay tiếp:
DL’RFR’L
+Màu ở trên đưa sang trái màu ở dưới đưa sang phải bạn dùng công thức:
D’L’RF’R’L
-Nếu viên góc nằm ngược so với vị trí đúng:
Công thức:RL’F2R’LD2RL’F2R’LD2RL’F2R’L
Hãy nhớ để lại một viên góc tầng 2 bị sai nhé, nếu không bạn sẽ gặp khó khăn ở mặt cuối đó.
Sau đó bạn lắp viên giữa(viên chỉ có một màu duy nhất) theo cách lắp viên giữa tầng 2 của cube thông thường
4.Lắp mặt cuối
Cách cross mặt cuối gíông như cube thông thường. Chỉ có trường hợp một cạnh của cross bị sai chiều, bạn dùng công thức: RU’R’dR’U2RU2R’UR
Sau đó thì dùng các công thức trong bài này nèClick đây ( http://rubikvietnam.com/forum/showthread.php?tid=84)
(mệt quá không mún gõ lại đoạn này nữa)
5.Lắp tầng 3:
hãy vận dụng các công thức hoán vị cạnh sao cho mỗi viên giữa của mặt cuối đều trùng màu với viên thẳng nó ở tầng 2. Phần này chắc dễ rùi ko cần nói nhiều, vẫn nhắc là hãy xác định đâu là cạnh đâu là góc để làm công thức nha!
Tiếp theo là hoán vị góc. Như đã nói ở trên thì còn một viên sai ở tầng 2. Khi làm công thức định hướng góc, hãy để viên giữa nằm ở hướng xoay R nha.
-Nếu viên góc tầng 2 nằm ngang so với viên góc tầng 1: dùng thẳng công thức lắp theo đúng chiều tam giác:http://i169.photobucket.com/albums/u208/zeratul268/rubik/16.jpg
-Nếu viên góc nằm ngược so với vị trí đúng: dùng công thức ngược chiều đúng của nó 2 lần.
Trước đây mình luôn lắp đúng hoàn toàn tầng 2, do đó khi hoàn thành tầng cuối luôn sai một viên ở tầng hai. Mình nghĩ ra cách để lại một viên sai ở tầng hai cũng vì mục đích sau khi finish tầng cuối sẽ chuyển viên đó về vị trí đúng của nó, ai có cách hay hơn thì share cho mọi ng` nha. Ở đoạn hoán vị góc, mình chỉ áp dụg theo cách cơ bản thôi vì nếu dùng theo Fridrich thid tầng hai vẫn bị sai như thưòng.
6.Lời cuối:
Trên đây chỉ là một cách giải cơ bản mà mình mới học được, muốn share cho các bạn đang gặp khó khăn với loại biến thể này của 3×3. Mình mới join 4rum chưa có nhiều kinh nghiệm viết bài, mong nhận đc ý kiến đóng góp của mọi người
[ Thân ]
Em làm xong tất cả luôn bị lật 1 cạnh 😐
Tức ko chịu đk
Bạn đang đọc: Cách giải Rubik Fisher
Em làm xong tất cả luôn bị lật 1 cạnh 😐
Tức ko chịu đk
Khi ở trạng thái đúng thì không khi nào 3×3 có số cạnh bị lật ( nghịch ) là lẻ cả. Nếu gặp trường hợp đó bạn hãy lật 1 cạnh bất kể ở tầng 2, cạnh đó khi lật thế nào thì nó cũng vẫn đúng. Cái này thường gặp ở một vài puzzle đối xứng. 🙂
Em làm xong tất cả luôn bị lật 1 cạnh 😐
Tức ko chịu đk
Khi ở trạng thái đúng thì không khi nào 3×3 có số cạnh bị lật ( nghịch ) là lẻ cả. Nếu gặp trường hợp đó bạn hãy lật 1 cạnh bất kể ở tầng 2, cạnh đó khi lật thế nào thì nó cũng vẫn đúng. Cái này thường gặp ở một vài puzzle đối xứng. :)Có ct mà lật chỉ 1 cạnh lên cũng được à anh, em tưởng là phải lật số cạnh là chẵn : – /
Em làm xong tất cả luôn bị lật 1 cạnh 😐
Tức ko chịu đk
Khi ở trạng thái đúng thì không khi nào 3×3 có số cạnh bị lật ( nghịch ) là lẻ cả. Nếu gặp trường hợp đó bạn hãy lật 1 cạnh bất kể ở tầng 2, cạnh đó khi lật thế nào thì nó cũng vẫn đúng. Cái này thường gặp ở một vài puzzle đối xứng. :)Có ct mà lật chỉ 1 cạnh lên cũng được à anh, em tưởng là phải lật số cạnh là chẵn : – /
Kô chắc đâu bạn ạk. Vì cuối cùng vẫn chỉ có 1 viên duy nhất bị sai. Puzzle này biến thể nên nó hơi đặc biệt. Ở phần trên mình có nói đến TH này. Bạn hãy để 1 viên ở tầng 2 bị sai chứ đùng lắp tất cả. Như vậy khio lắp mặt cuối, bạn chuyển viên đó sang cạhn R để scramble là đc rùi. Đây là cách khắc phục của mình, còn công thức thì mình ko bík là j`. Đang test, có là up lên liền
Em mới chơi rubik, còn amateur. Em search trên youtube thấy có một số clip khá hay nhằm giải quyết những trường hợp đặc biệt của fisher cube nên post cho mọi người tham khảo.
Đây là các trường hợp các viên tâm ở tầng 2 bị sai sau khi hoàn thành tầng 3:
http://WWW.youtube.com/watch?v=WBcvU-7VtVM&feature=iv&annotation_id=annotation_452802
Đây là trường hợp 1 viên cạnh ở tầng 3 bị lật ngược:
http://WWW.youtube.com/watch?v=zDYhkQksv90&feature=related
Lần đầu tham gia, mong mọi người thông cảm nếu ko giúp ích gì 🙂
Cảm ơn bạn đã post clip này. Để mình dịch đoạn này sang Tutorials = tiếg Việt cho các bạn dễ đọc.
Đưa viên sai sang bên tay trái, sao cho mặt màu bên phải nằm ở dưới còn mặt màu bên trái nằm ở trên rồi áp dụng công thức sau để giải: (R U’ R U) (R U R U’) (R’ U’ R2) 3 lần. Tuy nhiên công thức này có vẻ khá dài và mất thời gjan. Theo quan điểm cá nhân mình thì sử dụng cách mình đã post ở trên dễ hơn và không phải học công thức. Bạn nào thích cũng có thể chọn theo cách Clip đã post.[hr]
Cảm ơn bạn đã post clip này. Để mình dịch đoạn này sang Tutorials = tiếg Việt cho các bạn dễ đọc.
Đưa viên sai sang bên tay trái, sao cho mặt màu bên phải nằm ở dưới còn mặt màu bên trái nằm ở trên rồi áp dụng công thức sau để giải: (R U’ R U) (R U R U’) (R’ U’ R2) 3 lần. Tuy nhiên công thức này có vẻ khá dài và mất thời gjan. Theo quan điểm cá nhân mình thì sử dụng cách mình đã post ở trên dễ hơn và không phải học công thức. Bạn nào thích cũng có thể chọn theo cách Clip đã post.
Có ct mà lật chỉ 1 cạnh lên cũng được à anh, em tưởng là phải lật số cạnh là chẵn : – /Tất nhiên số cạnh phải lật luôn là chắn. Nhưng ý anh là ở tầng 2 của Fisher, viên cạnh dù ở trạng thái lật thuận hay nghịch thì nó cũng không tác động ảnh hưởng gì cả. Nên ta sẽ xem như có một cạnh nào đó của tầng 2 bị nghịch, và vận dụng công thức lật cho 2 cạnh. > : D <
trời, nhìn cấu tạo của fisher là phải bít làm ngay chứ, sau khi làm xong tầng 3 thấy số cạnh thuận là lẻ thì lật 1 cạnh ở tầng 2 lại như th f2l này nè:
Trường hợp 35:
http://cA4.upanh.com/11.481.15643381.CPH0/94931230536982.jpg
o`, đúng roài đó, tui cũng dùng cách này
còn viên tầng 2 ko cần quan tâm nhiều, để tới khi hoán vị cạnh và góc sẽ kết hợp giải tầng 2 luôn
Nói chung thì fisher giống hệt 3x3x3 thôi.
chỉ có khác một tí là rởi vào 2 trường hợp đặt biệt thôi. cố mò tí thì ra thôi mà
=))=))=))
trời ui, rum mình ko có văn hóa truyền thống thanks àk, hơn 200 lượt view mà kiếm đc mỗi một cía thanks àk, tối thiểu cung rely cảm ơn chứ
Em thấy hơi ” nghịch lý “
Theo em những người đã biết chơi cube thông dụng như 3×3 4×4 đều có thể tự suy ra cách giải fisher
Chỉ những new mem hoặc bí TH đặc biệt mới vào đây thôi chứ sao lại đề là ” Chỉ dành cho những mem đã bít chơi cube thông dụng “
ờ tài vì nếu chưa biêt chơi co bản thì ko thể hiểu các công thức cũg như 1 số ít phần mình biểu là tự làm đó
mình biết chơi cái này từ lâu rồi ! cũng không khó ! bài viết dài ! có tâm huyết và đóng góp cho 4rum ! thanks !
p/s: mình nghĩ bạn nên bổ sung cái clip đề mọi người dễ hiểu hơn
nói khó hiểu quá
có thể chi tiết hơn đc ko
Source: https://vietsofa.vn
Category : Góc học tập
+ There are no comments
Add yours