Chuyên đề tính theo CTHH – CHUYÊN ĐỀ TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC A. Mục tiêu: – Kiến thức: Học sinh – StuDocu

Estimated read time 15 min read

CHUYÊN ĐỀ

TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC

A. Mục tiêu:

– Kiến thức: Học sinh biết cách làm bài tập tính theo công thức hóa học.
– Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán dựa vào công thức hóa học, kĩ năng lập công
thức hóa học của hợp chất dựa vào thành phần định lượng.
– Thái độ: Học sinh có hứng thú, có tinh thần say mê môn học, tích cực, chủ động
tìm kiếm kiến thức.

B. Chuẩn bị:

– Giáo viên: Hệ thống bài tập và lời giải.
– Học sinh: Nghiên cứu trước bài, nắm chắc các công thức có liên quan.

C. Nội dung chuyên đề:

I. LÝ THUYẾT :

1. Các công thức tính lượng chất (số mol – n):

  • Tính mol dựa vào khối lượng chất: n = m : M
  • Tính mol dựa vào thể tích chất khí:
    n = V(đktc) : 22,
    n = V(đkt) : 24
  • Tính mol dựa vào số nguyên tử, phân tử: n = A : N
    2. Các công thức tính tỷ khối của chất khí:

d AB =

MB

MA

 MA = MB. d AB

d AKK = 29

MA

M A = 29. d AKK

* 3. Tính toán dựa vào công thức hóa học : * * * Áp dụng với công thức hóa học : AxByCz ( x, y, z € N ) Số mol của hợp chất : nAxByCz = a ( mol )

  • Tính số mol của mỗi nguyên tố có trong a mol hợp chất
    nA = a. x ; nB = a. y ; nC= c. z
  • Tính khối lượng mỗi nguyên tố có trong a mol hợp chất
    mA = a. x. MA ; mB = a. y. MB ; mC = a. z. MC
  • Tính % về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất

% mA =x. xA AByCzM M. 100 % ; % m B =. xyB ABCzyM M. 100 % ; % m C =z. ABCzxyMc M. 100 %Hoặc : % mC = 100 % – ( % mA + % mB )

II. BÀI TẬP :

II/ Tính toán dựa vào công thức hóa học.
Ví dụ 1:
Công thức hóa học của đường saccarozơ là C 12 H 22 O 11.
a. Có bao nhiêu mol nguyên tử C,H,O trong 1,5 mol đường?
b. Trong 1,5 mol đường có bao nhiêu gam mỗi nguyên tố C,H,O?
c. Tính phần trăm theo khối lượng mỗi nguyên tố có trong phân tử đường
saccarozơ.
Hướng dẫn :
(Vận dụng các công thức tính của phần lý thuyết với a=1,5 mol)

Ví dụ 2: Tính khối lượng mỗi nguyên tố có trong các lượng chất sau:
a. 37,8g Zn(NO 3 ) 2 b. 1568 ml NH 3 (đktc)
c. 0,2 mol Al 2 (SO 4 ) 3 d. 0,6 23 phân tử Fe 3 (PO 4 ) 2
Hướng dẫn :

  • Tìm số mol hợp chất (tìm a)
  • Tính khối lượng mỗi nguyên tố có trong a mol hợp chất

Ví dụ 3: Tính % về khối lượng các nguyên tố Fe, N, S có trong các hợp chất sau
Fe(NO 3 ) 3. (NH 4 ) 2 SO 4 ; Fe 2 (SO 4 ) 3.
Hướng dẫn :

  • Phương pháp chung :

– Tính khối lượng mol của hợp chất: MAxByCz = x + y + z

  • Tìm khối lượng mỗi nguyên tố trong 1mol hợp chất.
    mA = x. MA ; mB = y. MB ; mC = z. MC
  • Tính % về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất

% mA =x. xA AByCzM M. 100 % ; % mB =. xyB ABCzyM M. 100 % ; % m C =z. ABCzxyMc M. 100 %

Hoặc : %mC=100% – (%mA + %mB )
Bài tập vận dụng: ( Bài 5/58-SGK Hóa 9)
Bài 1. Thành phần hóa học chính của đất sét là: Al 2 O 3 .2SiO 2 .2H 2 O. Hãy tính phần
trăm theo khối lượng của nhôm trong hợp chất trên.
Hướng dẫn :

Tính Mhợp chất = MAl 2 O 3 + 2MSiO 2 + 2MH 2 O

=> mAl trong 1mol
=> %mAl trong hợp chất
Bài 2. Bố mua về 60 kg phân urê (CT: (NH 2 ) 2 CO), để bón cho rau. Hỏi rau đã hấp
thụ được bao nhiêu kg N?
II/ Lập công thức hóa học của hợp chất dựa vào thành phần định lượng.

  • Áp dụng công thức :

x : y : z = MA% A : MB% B :% C MC = a : b : c ( tối giản nhất ; là số tự nhiên khác 0 )

=> Chọn : x = a ; y = b ; z = c ; xác định được CTHH đơn giản nhất.

  • Đối với hợp chất vô cơ,CTHH đơn giản nhất thường là CTHH đúng của hợp chất
  • Đối với hợp chất hữu cơ : từ CTHH đơn giản nhất => CT nghiệm có dạng
    (AxByCz)n => tìm n, xác định CTPT.

Ví dụ 1: Tìm CTHH của oxit sắt trong đó Fe chiếm 70 % về khối lượng.
Hướng dẫn :
%O=100% – 70% = 30%

  • Gọi công thức dạng chung của A là: FexOy (x,y € N*)

x : y =70 56 :

30
16 = 1,25 : 1,875 = 2 : 3
=> Chọn : x = 2 ; y = 3

  • CTHH của oxit là: Fe 2 O 3

Ví dụ 2: Một hợp chất X gồm 3 nguyên tố C, H ,O có thành phần % theo khối
lượng lần lượt là: 40% C .6,7%H .53,3% O. Biết mỗi phân tử chất X chứa 2 nguyên
tử oxi. Tìm CTHH của X?
Hướng dẫn :

  • Vận dụng tìm CTĐG nhất là CH 2 O => CT nghiệm là (CH 2 O)n
  • Phân tử có chứa 2 nguyên tử O nên n=2 => CTHH là C 2 H 4 O 2

Ví dụ 3: Phân tích một hợp chất, nhận thấy có 15,8%Al, 28,1%S và 56,1%O về
khối lượng. Tìm CTHH của hợp chất trên.
Hướng dẫn :

  • Vận dụng tìm CTHH Al 2 S 3 O 12 => Al 2 (SO 4 ) 3

Bài tập vận dụng :
Bài 1:

a. Tìm x trong công thức hóa học: Na 2 CO 3 .xH 2 O, biết trong phân tử muối ngậm
nước này Na 2 CO 3 chiếm 37,07% về khối lượng. ( đs : x=10 )

b. Tìm x, y trong công thức hóa học : x 4. yH 2 O, biết trong phân tử muối ngậm nước này CuSO 4 chiếm 47,05 % về khối lượng. ( đs : x = 1 ; y = 10 )

Bài 2: (Bài 30/SBT Hóa 9)
Một loại thủy tinh dùng để làm cửa kính có thành phần: 75% SiO 2 ; 12% CaO;
13%Na 2 O. Hãy tìm công thức hóa học của thủy tinh nói trên. Biết công thức hóa
học được viết dưới dạng oxit là xSiO 2. yCaO. zNa 2 O. ( đs : x=6 ; y = 1 ; z = 1 )
Hướng dẫn :

  • Coi A,B,C là CTHH của các hợp chất.
  • Áp dụng công thức :

x : y : z =
MA

% A : MB% B :% C MC = a : b : c ( tối giản nhất ; là số tự nhiên khác 0 )

=> Chọn : x = a ; y = b ; z = c ; xác định được CTHH

Dạng bài 3: Lập công thức hóa học khi biết tỷ lệ khối lượng các nguyên tố
trong hợp chất

  • Áp dụng công thức :

x : y : z = : AB ABmm MM :mC MC = a : b : c ( tối giản nhất ; là số tự nhiên khác 0 )

=> Chọn : x = a ; y = b ; z = c ; xác định được CTHH
Ví dụ : Xác định công thức phân tử của CuxOy, biết tỉ lệ khối lượng giữa đồng và
oxi trong oxit là 4 : 1.
Hướng dẫn :

x : y =

4 1
:
64 16 = 1 : 1 => Chọn : x = 1 ; y = 1

  • CTHH của oxit là: CuO
    Bài tập vận dụng :
    Bài 1
    :(Bài 21/SBT Hóa 8)
    Đốt nóng hỗn hợp bột Mg và S, thu được hợp chất magie sunfua. Biết 2 nguyên
    tố kết hợp với nhau theo tỷ lệ khối lượng là 3 : 4. Tìm CTHH của magie sunfua.
    Bài 2: Hãy xác định công thức hóa học của hợp chất A gồm 3 nguyên tố : Mg, C,
    O có tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố là mMg : mC : mO = 2 : 1 : 4.

Dạng bài 4: Lập CTHH của hợp chất khi biết % các nguyên tố, kết hợp với
quy tắc hóa trị mở rộng.

  • Phương pháp chung :
  • Viết công thức dạng chung: AxBy hoặc AxByCz (x,y,z € N*)
  • Tìm % khối lượng các nguyên tố dựa vào quy tắc hóa trị mở rộng
  • Áp dụng công thức :

Cho biết khối lượng mol của một oxit sắt kẽm kim loại là 160 gam. Thành phần về khối lượng của sắt kẽm kim loại trong oxit là 70 %. Lập công thức hóa học của oxit đó ? Gọi tên oxit đó ?Hướng dẫn : % O = 100 % – 70 % = 30 %

  • Gọi công thức dạng chung của oxit là: AxOy (x,y € N*)
  • Tìm khối lượng mỗi nguyên tố trong 1mol hợp chất.

mA = x. MA = 160 % = 112 g ; mO = y. 16 = 160 – 112 = 48 g => y = 48 : 16 = 3  MA = 112 : x

  • Vì x € N*, ta có:

x 1 2 3 4 MA 112 56 37,3 28 loại Fe loại loại

  • Vậy công thức hóa học của oxit là Fe 2 O 3.

Bài tập vận dụng :
Bài 1:
Cho biết hợp chất của nguyên tố R (hóa trị x) với nhóm SO 4 có 20% khối
lượng thuộc nguyên tố R
a. Thiết lập biểu thức tính nguyên tử khối của R theo hóa trị x ?Tìm công thức hóa
học của hợp chất đó.
b. Hãy tính % khối lượng của nguyên tố R đó trong hợp chất của nguyên tố R với
oxi.
Bài 2 : Hợp chất A được cấu tạo bởi nguyên tố X hóa trị V với nguyên tố ôxi. Biết
phân tử khối của hợp chất A bằng 142đvC. Hợp chất B được tạo bởi nguyên tố Y
(hóa trị y, 1≤ y ≤ 3) và nhóm SO 4, biết rằng phân tử khối của hợp chất A chỉ
nặng bằng 0,355 lần phân tử hợp chất B. Tìm nguyên tử khối của các nguyên tố X
và Y. Viết CTHH của hợp chất A và hợp chất B?

III. PHƯƠNG PHÁP CHUNG ĐỂ GIẢI BÀI TẬP :

1. Tính % về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất

– Tính khối lượng mol của hợp chất: MAxByCz = x + y + z

  • Tìm khối lượng mỗi nguyên tố trong 1mol hợp chất.
    mA = x. MA ; mB = y. MB ; mC = z. MC
  • Tính % về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất

% mA =x. xA AByCzM M. 100 % ; % mB =. xyB ABCzyM M. 100 % ; % m C =z. ABCzxyMc M. 100 %

Hoặc : %mC=100% – (%mA + %mB )
2. Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết % khối lượng các nguyên tố và

khối lượng mol của hợp chất.

  • Viết công thức dạng chung: AxBy hoặc AxByCz (x,y,z € N*)
  • Tìm khối lượng mỗi nguyên tố trong 1mol hợp chất.
  • Tìm số mol mỗi nguyên tố trong 1mol hợp chất.(Tìm x,y,z…)
  • Viết công thức hóa học
    3. Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết % khối lượng các nguyên tố.
    (Không biết khối lượng mol của hợp chất )
  • Áp dụng công thức :

x : y : z = MA% A : MB% B :% C MC = a : b : c ( tối giản nhất ; là số tự nhiên khác 0 )

=> Chọn : x = a ; y = b ; z = c ; xác định được CTHH đơn giản nhất.
(Đối với hợp chất vô cơ,CTHH đơn giản nhất thường là CTHH đúng của hợp chất)
4. Lập công thức hóa học khi biết tỷ lệ khối lượng các nguyên tố trong hợp
chất.

  • Áp dụng công thức :

x : y : z = : AB ABmm MM :mC MC = a : b : c ( tối giản nhất ; là số tự nhiên khác 0 )

=> Chọn : x = a ; y = b ; z = c ; xác định được CTHH
5. Lập CTHH của hợp chất khi biết % các nguyên tố, kết hợp với quy tắc hóa
trị mở rộng.

  • Viết công thức dạng chung: AxBy hoặc AxByCz (x,y,z € N*)
  • Tìm % khối lượng các nguyên tố dựa vào quy tắc hóa trị mở rộng
  • Áp dụng công thức :

x : y : z = MA

% A
:
MB

% B :% C MC = a : b : c ( tối giản nhất ; là số tự nhiên khác 0 )

=> Chọn : x = a ; y = b ; z = c ; xác định được CTHH
6. Lập CTHH của hợp chất khi biết % các nguyên tố, kết hợp với phương
pháp biện luận.

  • Sử dụng biện luận dựa vào điều kiện của ẩn khi số ẩn nhiều hơn số phương trình.
  • Nếu ẩn là chỉ số chỉ số lượng nguyên tử : x,y,z… € N*
  • Nếu ẩn là hóa trị của kim loại : n= 1,2,3,

IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ :

  • Nắm được phương pháp chung để giải 6 dạng bài tính theo công thức hóa học
  • Làm bài tập về nhà của chuyên đề tính theo công thức hóa học.

You May Also Like

More From Author

+ There are no comments

Add yours